NHIỄM SỚM CIRCOVIRUS TYPE 2 (PCV2) TRÊN HEO

X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
Ceva Animal Health Vietnam

Bệnh do Circovirus type 2 (PCV2) là một trong những bệnh quan trọng, nhiễm từ giai đoạn rất sớm sau sinh, gây thiệt hại nặng và ảnh hưởng dai dẳng trên đàn heo. Mặc dù giải pháp phòng bệnh bằng vắc-xin PCV2 có hiệu quả rõ ràng, nhưng để kiểm soát tốt tình trạng PCVD trong đàn cần phải cân nhắc các vấn đề sau:

  • Đàn heo xảy ra nhiễm virus huyết (viremia) do PCV2 khi nào và thời điểm tiêm phòng của heo?
  • Có các yếu tố đồng nhiễm (đặc biệt là PRRSV và các vi trùng hoại huyết) tại thời điểm tiêm phòng hay không?
  • Tình trạng miễn dịch hiện tại của đàn heo thế nào?

Tuy triệu chứng lâm sàng nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào hàm lượng virus hiện diện trong máu và tại các mô cơ quan, nhưng điều kiện cần để phát sinh bệnh lại chính là yếu tố đồng nhiễm (virus, vi khuẩn,…).

Trên thực tế, nhiều đàn heo tiêm phòng PCV2 nhưng vẫn xuất hiện triệu chứng lâm sàng, khi mổ khám vẫn có bệnh tích liên quan đến PCV2. Câu hỏi đặt ra: vắc-xin có bảo hộ chống lại bệnh? Hay do đàn đang tồn tại vấn đề nào khác?

Trước tiên cần phải khẳng định về tính hiệu quả và khả năng bảo hộ chéo chống lại các dòng PCV2 hiện nay của vắc-xin thương mại trên toàn cầu(tham khảo tài liệu của Pr. Tanja Opreissnig, cập nhật về PCV2, 2018). Vấn đề quan trọng cần tìm hiểu chính là thời điểm tiêm vắc-xin có kịp thời tạo miễn dịch bảo hộ hay không, hoặc đàn heo có nhiễm sớm PCV2?

Nhiễm sớm PCV2 thường thấy trên heo xung quanh thời điểm cai sữa hoặc trên chuồng sau cai sữa (đến 9 tuần tuổi). Ở giai đoạn này, heo thường có dấu hiệu ủ rủ, triệu chứng hô hấp hay tiêu chảy, heo nhợt nhạt hay vàng da. Mổ khám có bệnh tích tổn thương lympho đặc trưng ở hạch bẹn và hạch màng treo ruột (hình trái và hình giữa), viêm cơ tim và bệnh tích tim nhão (tim to và xẹp, thành cơ tim mỏng).

Sưng và tổn thương hạch bẹn (hình trái), hạch lympho màng treo ruột (hình giữa), viêm cơ tim hay tim nhão (hình phải)

Đồng thời có thể kết hợp kiểm tra phi lâm sàng nhằm phát hiện virus PCV2 trong máu hay trong mô cơ quan (mẫu hạch lympho, cuốn rốn heo sơ sinh, hay mẫu phổi hoặc trộn mẫu).

Nếu nhận thấy các vấn đề này đang xảy ra trên đàn heo của trại thì giải pháp là gì? Không nên tiêm vắc-xin PCV2 cho những cá thể này, vì hệ miễn dịch đã bị tổn thương nghiêm trọng do mô lympho bị phá huỷ. Việc tiêm vắc-xin không có hiệu quả và có thể làm triệu chứng thêm trầm trọng. Trong khi đó, thời gian cần thiết để việc tiêm vắc-xin có hiệu quả là từ 2 đến 3 tuần. Vì thế, nên tiêm cho những heo chưa có biểu hiện lâm sàng giúp ngăn ngừa hiệu quả hơn. Đồng thời kiểm tra chương trình tiêm phòng, có thể tiêm sớm hơn cho heo con trước khi cai sữa (Chú ý: không nên tiêm quá sớm cho heo nhằm chắc chắn vắc-xin tạo miễn dịch tốt nhất.)

Hãy chuẩn bị giải pháp bắt đầu từ đàn nái, để sớm có miễn dịch thụ động cho heo con, ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ truyền lây virus qua nhau thai. Nên tập trung trên nái đẻ lứa đầu tiên và kiểm tra tiêm phòng cho đàn hậu bị nhằm ngăn ngừa rối loạn sinh sản và nhiễm sớm cho heo con theo mẹ.

Theo Dr. D.Madson, tùy thuộc vào thời gian nhiễm PCV2 của nái mang thai mà nái biểu hiện rối loạn sinh sản:

    • Giai đoạn mang thai 1-30 ngày:
      • Chết phôi và bị tái hấp thu, giống như không mang thai.
    • Giai đoạn giữa thai kỳ:
      • Chết thai, tự phân giải, thai gỗ, và sảy thai.
    • Giai đoạn cuối thai kỳ:
      • Lứa đẻ có cả heo con chết lưu và còn sống.

Trên thai có thể thấy bị phù thủng, các xoang chứa đầy dịch, và tim nhão (tim phình to).

Courtesy: Dr. D. Madson

Làm sao để kiểm soát yếu tố đồng nhiễm, đặc biệt là PRRS? Trong các ca lâm sàng, khi bất ổn PRRS trên đàn nái, heo con sinh ra có thể nhiễm virus từ nái mẹ. Heo nái mẹ do miễn dịch không ổn định nên khả năng truyền miễn dịch thụ động cho heo con không tốt. Trước khi heo cai sữa, dù chưa có dấu hiệu lâm sàng nhưng đã có lưu hành virus trong máu.

Bên cạnh đó, khi miễn dịch mẹ truyền giảm, tình trạng stress sau cai sữa và đồng nhiễm các vi trùng hoại huyết (Streptococcus suis, Haemophilius parasuis, Pasteurella multocida…) là các vấn đề làm triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy, giải pháp điều trị dự phòng cho heo con trước và sau cai sữa rất quan trọng, nhằm giảm nguy cơ đồng nhiễm và giảm thiệt hại tiềm tàng. Trong trường hợp này, nên cân nhắc lựa chọn sử dụng kháng sinh tiêm có tác dụng kéo dài, phổ kháng khuẩn rộng và đạt nồng độ cao trong máu.

Vậy đâu là chiến lược tiêm phòng vắc-xin PCV2 nên dùng? Tùy thuộc vào thời gian xảy ra vấn đề trong đàn heo:

Trường hợp 1: Nhiễm sớm PCV2 trên heo con hoặc có rối loạn sinh sản do PCV2 trên đàn nái:

  • Tiêm CIRCOVAC® 2ml cho heo nái 3 tuần trước đẻ, nhằm tối ưu miễn dịch mẹ truyền, bảo hộ và ngăn ngừa heo con nhiễm sớm.
  • Tiêm lại CIRCOVAC® 0.5ml cho heo con sau 5 tuần tuổi, để bảo hộ đến xuất thịt.

Trường hợp 2: Nhiễm PCV2 thông thường:

  • Tiêm CIRCOVAC® 0.5ml cho heo con lúc 3 tuần tuổi, đủ bảo hộ đến xuất thịt.

Trong tất cả các trường hợp, đặc biệt trên heo hậu bị cần phải tiêm ít nhất một mũi CIRCOVAC® 2ml, trễ nhất 3 tuần trước khi phối.

Vấn đề nhiễm sớm PCV2 có thể được giải quyết bằng tiêm phòng, nhưng cần phải kiên nhẫn để thấy được hiệu quả của vắc-xin. Bên cạnh đó, yêu cầu không thể thiếu chính là phải kiểm soát các yếu tố đồng nhiễm, đặc biệt là PRRS.

X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
ThíchBình luậnMục yêu thích của tôi

Chào mừng tới 333

Kết nối, chia sẻ và tương tác với cộng đồng chuyên gia lớn nhất trong ngành chăn nuôi heo.

Chúc mừng 142277 Người dùng trên 333

Đăng kýĐã là thành viên?
Tài khoản được đề xuất
Máy pha thuốc Mixtron  -Italy
Khác - Việt Nam
Ngân  Thảo

Ngân Thảo

Thú y - Việt Nam
VIETSTOCK EXPO & FORUM
Công ty - Việt Nam
333 Việt Nam

333 Việt Nam

Công ty - Việt Nam
Boehringer Ingelheim Animal Health
Công ty - Đức